Welcome to BIC95

BIC95 - Viết tắt bởi đại lý chuyên nghiệp về bảo hiểm ô tô xe máy, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa của Tổng công ty bảo hiểm BIDV có địa chỉ tại 95 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

"An tâm tài chính, vững bước tiến xa" - đúng như định hướng của BIC đề ra, chúng tôi cam kết luôn đem lại cho khách hàng sản phẩm với giá thành hợp lý và dịch vụ đi kèm tốt nhất.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là loại hình bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, tàu ven biển.
Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng xảy ra do hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân như: Cháy hoặc nổ; Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh; Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va vào vật thể khác hay bị trật bánh; Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ; Phương tiện chở hàng mất tích; Hy sinh tổn thất chung.
Bên cạnh đó, BIC bảo hiểm cho những chi phí như: chi phí hợp lý nhằm phòng tránh hoặc giảm thiểu tổn thất cho hàng hoá; chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi được bảo hiểm; chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm; chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ.
Trừ khi có thoả thuận khác ngoài, những loại trừ chính trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa bao gồm: Chiến tranh, đình công; phóng xạ và phản ứng hạt nhân;Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của Người được bảo hiểm; Khuyết tật vốn có của hàng hoá; chở hàng quá tái, sai quy cách; Đóng gói sai quy cách; Rò chảy, hao hụt thông thường; Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành: những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do Người được bảo hiểm kê khai và được BIC chấp nhận. Thông thường giá trị bảo hiểm được tính dựa trên: giá trị của lô hàng theo Hợp đồng, hoá đơn mua bán cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Trừ khi có thoả thuận khác, trong số tiền khai báo Người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng đông lạnh, thịt đông lạnh.
Phạm vi bảo hiểm
Theo các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ICC 1/11982 (Institute Cargo Clauses - điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới), BIC chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những rủi ro dưới đây, trừ những trường hợp loại trừ.
Bảng so sánh các rủi ro được/ không được bảo hiểm
Rủi ro
ICC (A)
ICC (B)
ICC (C)
Cháy và nổ
V
V
V
Tàu/ phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật úp
V
V
V
Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh
V
V
V
Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước
V
V
V
Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
V
V
V
Động đất, núi lửa phun, sét đánh
V
V
X
Hy sinh tổn thất chung
V
V
V
Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu
V
V
V
Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm tàu, container hoặc nơi chứa hàng
V
V
X
Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp/ dỡ hàng
V
V
X
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ
V
V
V
Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng
V
X
X
Trong đó: V là được bảo hiểm, X là không được bảo hiểm
Những loại trừ trong đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
- Điều khoản các loại trừ chung: hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm; rò chảy, hao hụt trọng lượng thông thường; tổn thất do đóng gói chưa đúng quy cách; hư hỏng do khuyết tật vốn có, tính chất riêng của hàng; hư hỏng do sự chậm trễ; hư hỏng do tình trạng không trả được nợ; hư hỏng do vũ khí chiến tranh, năng lượng nguyên tử.
- Điều khoản loại trừ sự không phù hợp và không đủ khả năng đi biển.
- Điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh: mất mát, hư hỏng do chiến tranh, nội chiến
- Điều khoản loại trừ rủi ro đình công: mất mát, hư hỏng do người đình công; hậu quả của đình công; khủng bố.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do Người được bảo hiểm kê khai và được BIC chấp nhận. Thông thường giá trị bảo hiểm được tính dựa trên: giá trị của lô hàng theo Hợp đồng, hoá đơn mua bán cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Thông thường số tiền bảo hiểm nhận bảo hiểm tối đa không vượt quá 110% giá trị hàng hóa tính theo giá CIF.
Trong đó: C: là giá trị hàng hóa; F: là cước phí vận chuyển; R: là tỷ lệ phí bảo hiểm (chưa gồm VAT)
Mẫu biểu kèm theo (lấy file Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa)

Bảo hiểm xe ôtô

Là chủ điều khiển một phương tiện giao thông, bạn sẽ không thể lường trước và tránh được những tai nạn giao thông có thể xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản đối với người đi đường khác và cho chính bạn. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe ôtô bảo hiểm lái, phụ và người ngồi trên xe của BIC sẽ giúp bạn giảm bớt phần trách nhiệm phải bồi thường cho người bị nạn và yên tâm khi điều khiển chiếc xe của mình tham gia giao thông.
1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới bao gồm:
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với bên thứ 3;
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe.
Đối tượng tham gia bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm: Tất cả các chủ xe cơ giới, kể cả người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đối tượng được bảo hiểm: Là thân thể và tính mạng và/hoặc tài sản của người thứ 3 (những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra) và thân thể, tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm
- Khi không may có tai nạn giao thông xảy ra do chiếc xe được bảo hiểm và gây thiệt hại cho bên thứ ba, BIC sẽ bồi thường cho chủ xe số tiền mà chủ xe có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba và đối với hành khách trên xe.
- Mức trách nhiệm: Mức trách nhiệm theo quy định của Bộ Tài Chính ban hành theo Thông tư số 126/2008/TT-BTC:
+ Về người: 50 triệu đồng/người/vụ
+ Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ
Ngoài ra, Quý khách có thể tham gia với mức trách nhiệm cao hơn tuỳ sự lựa chọn.
2. Bảo hiểm vật chất xe
Những rủi ro trong giao thông không thể tránh khỏi đối với xe cơ giới. Vậy là chủ nhân của một phương tiện giao thông, Quý khách hàng nên nghĩ ngay đến việc bảo hiểm vật chất cho phương tiện giao thông của mình để giảm thiểu những rủi ro nếu xảy ra.
Đối tượng được bảo hiểm
Xe cơ giới hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: thân vỏ, máy móc và các trang thiết bị khác trên xe.
Quyền lợi và phạm vi bảo hiểm
- Trong trường hợp xe bị tai nạn do đâm va, lật đổ, cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe hay các rủi ro bất ngờ khác thì BIC sẽ bồi thường cho Quý khách chi phí sửa chữa, thay mới bộ phận hay bồi thường toàn bộ giá trị xe.
- Ngoài ra BIC còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý cho việc ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, trục vớt, kéo xe đến nơi sửa chữa, giám định tổn thất.
3. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe
Đây là loại hình bảo hiểm không bắt buộc, mang tính chất tự nguyện dành cho mọi chủ xe ôtô có xe lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng tham gia bảo hiểm
- Đối tượng tham gia bảo hiểm: Các cơ quan, tổ chức và các cá nhân sử dụng xe cơ giới tham gia giao thông.
- Đối tượng được bảo hiểm: Người được bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm này bao gồm lái và phụ xe và người ngồi trên xe.
Phạm vi và quyền lợi bảo hiểm
- Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn xảy ra đối với lái xe và phụ xe có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chiếc xe đó.